Tranh trúc chỉ là một loại hình nghệ thuật mới được phát triển hiện nay, được sử dụng rộng rãi tại các không gian thờ, vì vẻ đẹp của riêng nó, mỗi tác phẩm tranh trúc chỉ là những tác phẩm độc nhất được tạo nên bởi các Họa sĩ.
Hãy cùng với Nét Đẹp Tâm Linh tìm hiểu về cách làm tranh trúc chỉ trải qua những quy trình nào mà đặc biệt đến vậy nhé!
Quy trình làm tranh trúc chỉ chuẩn nhất
Tranh trúc chỉ hiện nay chỉ thường được sử dụng trong các không gian thờ cúng linh thiêng, có thể treo tại nhà hoặc những nơi lớn hơn như đền, chùa, … Sản phẩm để không gian thờ thêm sang trọng, trang nghiêm, đương đại mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống. Trúc chỉ là một vật trang trí nội thất vừa mang tính thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa phong thủy.
Để làm nên một bức tranh trúc chỉ truyền thống đòi hỏi quy trình làm tranh phải được làm một cách tỉ mỉ, khéo léo, chuyên nghiệp mà chỉ có ở các nghệ nhân lành nghề.
Các loại hình nghệ thuật tranh trúc chỉ thường biết đến bởi các thiết kế vô cùng đặc sắc với những hình tượng vô cùng quen thuộc với con người Việt như các họa tiết về hoa sen, cành liễu, chim hạc, đều là những hình tượng quá đỗi quen thuộc đối với vùng quê Việt.
Để hiểu hơn về tranh trúc chỉ các bạn có thể đọc thêm tại: Tranh trúc chỉ là gì? Xu hướng thiết kế tranh trúc chỉ năm 2022
Về cơ bản cách làm tranh trúc chỉ từ Họa sĩ Hải Đăng qua các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm tranh trúc chỉ
Đối với trúc chỉ, sử dụng vỏ cây tre phải được làm sạch, đập dập, ngâm vôi trong một thời gian rồi mới làm sạch lại và đun liên tục trong khoảng 12 giờ. Sau khi làm sạch, tiến hành nghiền nhỏ thành bột.
“Trúc Chỉ” trong ngữ cảnh này về cơ bản có thể hiểu là một loại giấy được làm nên từ “tre, trúc”.
- Bước 2: Sáng tác tranh
Các nghệ nhân vẽ tranh trên phần mềm PSD sau đó in ra và phóng to lên khuôn. Các thợ thủ công cắt và trổ tay tạo thành khuôn.
Để có thể có một bức tranh hoàn chỉnh thì việc sắp xếp bố cục tranh trước khi vẽ là điều đầu tiên khi đưa các họa tiết lên tranh. Tranh sẽ được vẽ trên PTS sau đó được in ra và phóng to. Các thợ thủ công cắt và trổ tay tạo thành khuôn.
- Bước 3: Xeo giấy và phun tranh
Xeo giấy là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng giấy và nó có hai phần chính, đó là phần ướt và phần khô. Phần ướt giúp hình thành cấu trúc chính của tờ giấy.
Sau khi xeo giấy ở phần ướt, ở giai đoạn này họa sĩ trúc chỉ sẽ tạo hình cho cho tranh trúc chỉ bằng phương pháp phun nước ở áp suất cao lên bề mặt bức tranh, việc này sẽ tạo ra những đường vân dày, mỏng, chìm nổi tạo ra các họa tiết trên tranh trúc chỉ.
Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất để tạo nên một bức tranh trúc chỉ có hồn, theo họa sĩ Hải Bằng “Trúc chỉ được tập trung phát triển trên phương diện thị giác và tạo hình”.
Sau khi xeo giấy các hình ảnh sắc độ sẽ hiện rõ hơn khi có ánh sáng xuyên qua, hoặc sẽ được kết hợp với các chất liệu và kỹ thuật ánh sáng khác để tạo nhiều hiệu ứng trên tranh.
- Bước 4: Phơi tranh và vào khung
Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được đặt trong khung và phủ kính hoặc mica khi nó đã khô. Bức tranh được chiếu sáng bởi ánh sáng đi vào từ phía sau nó.
Với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đã có những hiểu biết cơ bản về quy trình làm tranh trúc chỉ và các bước liên quan để tạo ra một tác phẩm trúc thành công.
Các mẫu tranh trúc chỉ đẹp nhất năm 2022
Các bạn đã cùng nét đẹp tâm linh tìm hiểu cách làm tranh trúc chỉ theo phương pháp truyền thống, hy vọng rằng các bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích, nếu cảm thấy bài viết hay nhớ like và share cho mọi người cùng biết nhé!
Tham khảo:
[89] Mẫu tranh trúc chỉ phòng thờ đẹp | giá rẻ
- Thương hiệu bàn thờ Phong Thủy Nhất Tâm – Nét đẹp tâm linh Việt
- Vì sao phải thắp hương theo số lẻ 1 – 3 – 5 – 7, không được thắp số chẵn
- Năm 2024 mua tranh trúc chỉ ở đâu – Tranh trúc chỉ Đà Nẵng
- Xưởng sản xuất Tranh Trúc Chỉ tại Đà Nẵng – Nét đẹp tâm linh
- Thi công lắp đặt tranh trúc chỉ tại Chùa Khái Tây, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng